Thông tin chung Sách Công vụ Tông đồ

Tên sách

Tên của sách, Công vụ Tông đồ hoặc Công vụ các Sứ đồ đã được Giám mục Irenaeus sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ II. Vẫn chưa rõ liệu đây là một tên vốn có hay là tên do chính Giám mục Irenaeus đặt. Chỉ có thể kết luận rằng tên này không phải là do tác giả của sách đặt, vì từ práxeis (có nghĩa là hành động, hành vi) chỉ xuất hiện một lần trong sách (Công vụ 19:18) và ở đó từ này không chỉ các sứ đồ mà chỉ công tác của những người đi theo các sứ đồ.[5]

Tác giả

Chúng ta không thể xem xét những vấn đề tổng quát về sách Công vụ mà không xét đến sách Phúc Âm Lu-ca và đặc biệt là bốn câu đầu của sách ấy, là những câu được xem là "Lời mở đầu" cho toàn bộ tác phẩm hai tập này. Như được nêu tại đó, dường như tác giả là người đồng hành với Phao-lô, là Lu-ca (CoCl 4:14). Trong các chương cuối của sách Công vụ, câu chuyện thỉnh thoảng được thuật lại ở ngôi thứ nhất số nhiều: "Chúng ta tìm được các môn đồ rồi, bèn ở lại với họ bảy ngày" (21:4 xem 16:10-17, 20:5-21:18, 27:1-28:16). Giải thích tự nhiên nhất về vấn đề này cho rằng sách Công vụ được viết bởi một người nào đó có tham dự vào một số các sự kiện này. Giả thuyết này đã bị phản đối, nhưng các phản đối này quan tâm đến các vấn đề về tính chính xác về mặt lịch sử của tác giả.[cần dẫn nguồn] Nếu như tác giả được thể hiện để trình bày một hình ảnh sai lệch về Phao-lô chẳng hạn, thì người ta ít có khả năng phán đoán rằng tác giả thực sự là một bạn đồng hành của vị sứ đồ này.

Giai đoạn

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Về thời gian viết sách thì càng khó xác định hơn. Một lần nữa, như nêu ra trong phần Dẫn nhập sách Luca, có hai giả thuyết chính: sách Công Vụ được viết vào những năm 60 trong thời gian Phaolô bị tù ở Rôma, hoặc những năm 80 sau khi Phao-lô qua đời. Nhiều chi tiết trong các chương cuối sách Công Vụ gợi ý về giả thuyết thứ nhất. Có một điều, sách kết thúc với sự kiện Phao-lô (và độc giả của sách) đang chờ đợi kết quả của cuộc xử án tại Rôma. Sau một hơi dài mô tả về thỉnh cầu gởi đến Sê-sa và đó có vẻ hơi lạ, trừ phi ông thực sự đang đem đến cho độc giả sự "cập nhất". Người ta cũng thấy một "sự sinh động" hoặc "sự gần gũi" trong những chương cuối sách, mà cho thấy tác giả đã dựa trên những ký ức chưa bị phai mờ. Nếu như những chi tiết này gợi ý thời gian viết sách là những năm 60, thì người ta cũng có thể dễ dàng giải thích chúng theo cách khác, và chúng ta buộc phải kết luận rằng cả hai giả thuyết về thời gian viết sách đều có thể có khả năng.

Thể văn

Sách Công vụ được viết bằng một thể văn như thể văn các sách Phúc Âm, chủ yếu kể về các sự kiện, mặc dù trong đó cũng có chứa những sự dạy dỗ. Trong nhiều thế kỷ việc sách được xem là sách "lịch sử" và vì thế tác giả là một "nhà sử học" dường như là có chứng cứ hiển nhiên[cần dẫn nguồn], cho đến khi các nhà nghiên cứu Thánh Kinh nhận ra rằng trong nhiều nghĩa, sách Công Vụ và bốn sách Phúc Âm có thể được phân loại là các sách "thần học". Không phải như lúc đầu được xem là đã viết những câu chuyện kể về sự kiện, tác giả rõ ràng là đã có mục đích chia sẻ tin mừng và thuyết phục hoặc dạy dỗ người đọc các sách ấy. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến kỹ năng mà tác giả này thể hiện trong cách "kể chuyện" và các nhà nghiên cứu Tân Ước đang cố gắng tập trung vào sách Công vụ như là một tác phẩm văn học được biên soạn công phu chứ không phải là một sách lịch sử hay là thần học.[cần dẫn nguồn] Thể văn của sách Công vụ được trình bày chi tiết hơn ở phần bàn về tính chất của sách này bên dưới.

Bố cục

Sách Công vụ có hai nguyên tắc cấu trúc chính. Đầu tiên là sự di chuyển địa lý từ thành Jerusalem, là trung tâm của dân được chọn của Thượng Đế (tức là người Do Thái), đến thành Roma, là trung tâm của thế giới dân ngoại. Cấu trúc này là sự quay trở lại với tập đầu tiên trong tác phẩm của tác giả là Phúc âm Lu-ca, và được báo hiệu bằng những cảnh song song như lời Phao-lô nói ở Công vụ 19:21, lặp lại lời của Chúa Giê-su trong Lu-ca 9:51: nơi đến của Phao-lô là thành Roma, giống như nơi đến của Chúa Giê-su là thành Jerusalem. Thứ hai là vai trò của PhêrôPhao-lô, người thứ nhất đại diện cho Hội Thánh của người Cơ đốc Do Thái, người thứ hai truyền giáo cho dân ngoại.[6]

  • Phần chuyển tiếp: kể lại lời nói đầu được gửi cho Theophilus và các sự kiện kết thúc của sách Phúc Âm (Công vụ 1:1 – 1:26)
  • Cơ Đốc Giáo dưới sự dẫn dắt của Thánh Phêrô: Hội Thánh Do Thái từ Jerusalem đến Antioch (Công vụ 2: 1–12: 25)
    • 2:1 – 8:1 - khởi đầu tại Jerusalem
    • 8:2 – 40 - Hội Thánh mở rộng đến Sa-ma-ri và xa hơn nữa
    • 9:1 – 31 - sự cải đạo của Phao-lô
    • 9:32 – 12:25 - sự cải đạo của Cornelius, và sự hình thành của Hội Thánh ở Antioch
  • Cơ đốc giáo dưới sự dẫn dắt của Thánh Phao-lô: việc truyền giáo cho dân ngoại từ thành Antioch đến thành Roma (Công vụ 13:1 – 28:31)
    • 13:1 – 14:28 - việc truyền giáo cho dân ngoại được quảng bá từ Antioch
    • 15:1 – 35 - việc truyền giáo cho dân ngoại được xác nhận ở Jerusalem
    • 15:36 – 28:31 - việc truyền giáo cho dân ngoại, cao trào trong câu chuyện về cuộc khổ nạn của Phao-lô ở thành Roma (21:17 – 28:31)